Tóc bị hói ở trán: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Tóc bị hói ở trán là tình trạng mà nhiều người đã và đang gặp phải. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Vậy nguyên nhân gây hói trán do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị hói tóc ở trán. Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn cho mình cách khắc phục hiệu quả nhất khi bị hói trán.
I. Dấu hiệu nhận biết tóc bị hói ở trán
Theo khảo sát thì hiện nay, số lượng người bị hói tóc ở trán ngày càng gia tăng và tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Người bị hói tóc ở trán có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Tóc ở phần trán rụng với số lượng nhiều (trên 100 sợi) bất thường và kéo dài trong nhiều ngày.
- Tại vùng trán, tóc rụng không thấy hoặc rất ít tóc mọc lại.
- Vùng trán trông ngày càng rộng ra về phía đỉnh đầu
II. Nguyên nhân khiến tóc bị hói ở trán do đâu?
Trước đây, hói trán thường chỉ bắt gặp những người trung niên từ 40 tuổi trở lên khi cơ thể có nhiều thay về nội tiết và sức khỏe,… Nhưng hiện nay, tình trạng hói tóc ở trán đang có dấu hiệu “trẻ hóa”, số lượng người từ 20 – 30 tuổi bị hói trán ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây tình trạng hói tóc ở trán có thể là do các nguyên nhân chính sau đây:
1. Yếu tố di truyền
Sự phát triển của tóc do hệ gen quy định, do đó nếu ông bà hoặc bố mẹ bạn bị hói tóc thì bạn cũng có nguy cơ bị hói tóc rất cao.
Tóc bị hói ở trán bẩm sinh thường khó điều trị hơn so với các trường hợp bị hói tóc ở trán do các nguyên nhân khác.
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nội tiết tố ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề rụng tóc, hói tóc ở trán. Chính vì vậy, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng khiến cho sự phát triển của tóc bị ảnh hưởng, dẫn đến rụng tóc và gây hói trán, hói đầu.
3. Dùng thuốc trong điều trị bệnh
Nếu đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: ung thư, hóa trị, bệnh gout,… đều gây một số tác dụng phụ, trong đó có thể gây rụng tóc và dẫn đến hói trán.
4. Thiếu dinh dưỡng
Khi bị thiếu chất dinh dưỡng thì tóc không nhận đủ được lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển và chắc khỏe. Vì thế nó sẽ yếu dần đi và dẫn đến rụng tóc, hói đầu.
5. Tâm lý căng thẳng, stress
Áp lực về tâm lý khiến bạn lo lắng, căng thẳng và stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm mất cân bằng và rối loạn nội tiết tố dẫn đến rụng tóc và tóc không mọc lại, tóc bị hói ở trán.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì hói tóc ở trán còn có thể do một số nguyên nhân khác như: Thường xuyên đổi dầu gội, gội đầu không đúng cách, không chăm sóc tóc, lạm dụng thuốc lá và rượu, bia,….
Tình trạng tóc bị hói ở trán gây mất thẩm mỹ cho cả tổng thể khuôn mặt vì thế khiến bạn luôn cảm thấy ngại và thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, hiện nay có khá nhiều cách khắc phục tình trạng hói trán mà bạn có thể tham khảo và áp dụng dưới đây.
Xem thêm: Top 6 cách trị hói đầu và rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay
III. Cách khắc phục tóc bị hói ở trán tại nhà
Lựa chọn kiểu tóc phù hợp cho những người bị hói trán chỉ là giải pháp che giấu tạm thời. Chỉ có cách kích thích tóc mọc trở lại mới chữa được bệnh hói trán.
1. Cách kích thích mọc tóc ở trán với dầu dừa
Thành phần có trong dầu dừa có khả năng giúp làm chậm quá trình rụng tóc bằng cách thẩm thấu sâu vào trong da đầu để ngăn chặn sự suy giảm protein. Đồng thời, dầu dừa còn dưỡng ẩm và loại bỏ các tạp chất xung quanh nang tóc. Từ đó giúp kích thích sự phát triển của tóc, hạn chế tình trạng bị hói tóc ở trán.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy tăm bông thấm dầu dừa nguyên chất và bôi lên vùng trán bị hói tóc rồi massage nhẹ nhàng 5-10 phút và ủ tóc trong 30 phút. Sau đó gội lại sạch bằng nước ấm sẽ giúp dưỡng tóc và kích thích mọc tóc rất tốt sau một thời gian áp dụng.
2. Trị hói tóc ở trán bằng hành tây
Trường hợp bị rụng tóc nhiều khiến tóc bị ở trán thì bạn có thể áp dụng phương pháp kích thích mọc tóc bằng hành tây. Các loại vitamin C, Kali, … trong hành tây giúp kháng khuẩn, và tăng tuần hoàn máu tới nang tóc để tóc mọc lại nhanh sau khi rụng, hạn chế tình trạng hói tóc.
Bạn cho hành tây vào máy xay nhuyễn rồi lấy phần nước cốt bôi lên toàn bộ vùng chân tóc bị hói và ủ 30 phút rồi gội lại sạch bằng nước.
3. Cách trị tóc bị hói ở trán bằng lá trà xanh
Các thành phần trong lá trà xanh vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và vừa có công dụng kích thích tuần hoàn máu đến da đầu, nuôi dưỡng chân tóc khỏe mạnh và kích thích mọc tóc. Do vậy nếu bạn bị rụng tóc dẫn đến hói ở trán thì có thể dùng trà xanh để ngăn cản tình trạng này.
Bạn lấy 1 nắm trà xanh tươi rửa sạch rồi đun với 1 lít nước để sôi 5 phút cho tinh chất được tiết ra hết. Sau đó dùng nước trà xanh để gội đầu trong một thời gian thì bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
4. Sử dụng các loại thuốc trị hói tóc ở trán
Để chữa trị tình trạng tóc bị hói ở trán, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc kích thích mọc tóc được bán trên thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này thì bạn cần tư vấn ý kiến của chuyên gia và lựa chọn những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên,…
Đã có không ít người dùng thuốc trị hói tóc ở trán kém chất lượng khiến cho tóc không mọc mà còn gây kích ứng, mẩn ngứa da. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ càng và cận thận trước khi dùng thuốc trị hói tóc ở trán.
5. Cách khắc phục tóc bị hói ở trán hiệu quả lên đến hơn 95%
Về bản chất thì tóc sau khi rụng không thể mọc lại thường là do chân tóc bị mất hẳn, nang yếu, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng và hình thành tóc mới. Do đó, những phương pháp chữa tại nhà cải thiện không nhiều và hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ hói của bệnh nhân.
Đặc biệt, đối với những người tóc bị hói trán bẩm sinh hoặc do bệnh lý thì không thể làm tóc mọc lại nếu chỉ tác động bên ngoài.
Theo kết luận của các chuyên gia, chỉ có can thiệp cấy tóc mới có thể giúp tóc phát triển và mọc trở lại như bình thường. Cấy tóc là phương pháp được đánh giá trị hói trán dứt điểm, hiệu quả tối ưu và tóc không bị rụng lại.
Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế đã và đang thực hiện cấy tóc tự thân (lấy chính những nang tóc khỏe mạnh của khách hàng để cấy vào vùng trán bị hói tóc) bằng kỹ thuật HAT ().
Đây là kỹ thuật cấy tóc tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay và Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật này với nhiều ưu điểm như: hạn chế xâm lấn tối thiểu, không gây đau, không chảy máu, tỷ lệ thành công hơn 98%, tỷ lệ nang tóc sống sót trên 95%, hiệu quả bền lâu, thẩm mỹ cao.
Đã có hàng nghìn khách hàng được cấy tóc tự thân hiệu quả và thành công tại phòng khám. Vì thế, mọi người có thể yên tâm khi thực hiện cấy tóc chữa hói trán tại đây.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than
Với những thông tin trong bài viết này hi vọng đã giúp mọi người biết được nguyên nhân khiến tóc bị hói ở trán do đâu và có cách khắc phục hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc bạn hãy gọi ngay hotline 02432191111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất nhé!
Xem thêm: Thêm hi vọng cho những người tóc thưa tóc hói